Quan niệm về món ăn đem lại may mắn
dường như tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những nước phương Tây
hiện đại đến các quốc gia phương Đông huyền bí như Singapore (Nếu bạn muốn đăng ký đi tham quan singapore, xem thêm http://www.dulichsingaporegiare.com/2012/05/du-lich-singapore-gia-re-nhat-2013-3n2d.html tại đây). Không nằm ngoài số đó,
sủi cảo là món ăn truyền thống luôn hiện diện trong dịp năm mới của
người Trung Quốc như lá bùa may mắn cùng niềm tin thịnh vượng.
Sủi cảo hay còn gọi là bánh Chẻo, phiên âm là "jiao zi" (tức bánh xếp
miếng). Giống như bánh chưng, sủi cảo được xem là một phần trong nền văn
hóa ẩm thực độc đáo của đất nước bí ẩn này. Với người dân nơi đây, sủi
cảo là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và đoàn tụ gia đình, bởi họ cho
rằng ngay chính nguyên liệu làm nên chiếc bánh từ gạo trắng và gạo nếp
sẽ mang lại nhiều niềm vui, giúp "cầu được, ước thấy". Đặc biệt, sủi cảo
được giới doanh nhân rất ưa chuộng. Với họ loại bánh này không chỉ ngon
mà còn là hi vọng sẽ mang đến nhiều may mắn trong kinh doanh và cơ hội
phát triển sự nghiệp.
Không chỉ chứa đựng những ý nghĩa như vậy trong nguyên liệu, ngay
hình dáng của những chiếc sủi cảo cũng thể hiện điều đó. Những chiếc sủi
cảo nhỏ xinh không đơn thuần nói lên sự khéo tay của những người phụ nữ
mà bánh còn mang hình bán nguyệt với những "viền phúc" cầu mong may
mắn.". Hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau tạo thành nén bạc
cầu mong cho cuộc sống tiền bạc dư dả, sung túc. Ngoài ra, sủi cảo còn
được người ta in hình bông lúa mì trên vỏ bánh để mong ước một năm trồng
trọt sẽ bội thu.
Quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều được người
Trung Quốc rất cầu kỳ. Nhân sủi cảo được làm từ thịt trộn với rau băm
nhuyễn, hỗn hợp này trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ "có của".
Tiếng băm nhân càng dài, càng vang càng thể hiện cuộc sống đầm ấm, sung
túc.
Đã thành thông lệ, sau khi chế biến xong, bát sủi cảo đầu tiên bao giờ
cũng để thờ cúng và tỏ lòng tôn kính cha ông tổ tiên. Bát tiếp theo
dành cúng thần thánh trong dân gian như ông công, ông táo... Sau mọi
nghi lễ, trong đêm giao thừa cả gia đình cùng ngồi quây quần thưởng thức
món ăn truyền thống. Thưởng thức sủi cảo cũng cầu kỳ không kém, theo
tục lệ người Trung Quốc chỉ ăn số chẵn, không ăn số lẻ. Không ai ăn hết
những chiếc sủi cảo được múc ra bát mình, cũng không ai múc sạch chỗ sủi
cảo được làm xong từ xoong ra bát mà bao giờ ăn xong những đĩa, bát
đựng sủi cảo và cả nồi nấu cũng nhất định để lại mấy cái (số chẵn)
với ngụ ý năm nào của cải cũng dư thừa, gia đình thịnh vượng.
Không chỉ là món ăn truyền thống trong mỗi dịp năm mới, giờ đây sủi
cảo còn trở thành món ăn yêu thích của người dân Trung Quốc trong cuộc
sống thường nhật. Hơn thế, sủi cảo đã nhanh chóng có mặt ở hầu hết các
nước châu Á và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cho đến nay, người dân Việt đã quen với món sủi cảo được chế biến theo cách Việt và hoàn toàn mang khẩu vị của người Việt Nam.
Theo cách chế biến nguồn gốc của sủi cảo ở Trung Quốc, nhân sủi cảo có
hai loại là nhân thịt và nhân rau, nhưng phổ thông nhất là loại nhân
được băm lẫn cả thịt lẫn rau. Vỏ sủi cảo được cán mỏng từ bột mỳ và
thường được gói khéo léo trông như những chiếc gối hình bán nguyệt xinh
xinh.
Món Sủi cảo Trung Quốc
Còn ở Việt Nam, cũng là nhân thịt lợn băm, cũng được bọc trong lá bột
mỳ cán mỏng, nhưng trong nhân sủi cảo không có lá hẹ mà thay vào đó là
hạt tiêu, nước mắm và tôm tươi băm nhuyễn. Viên sủi cảo được viên lại
đơn giản chừng bằng quả táo nhỏ rồi được luộc chín.
Khi chín, những viên sủi cảo trắng hồng nổi bồng bềnh trên nồi nước,
chúng được vớt ra và nhúng ngay vào bát nước sôi để nguội để các viên
không bị dính lại với nhau.
Bát Sủi cảo Việt Nam
Món sủi cảo của Việt Nam là một loại canh súp tổng hợp với rất nhiều
thành phần bổ dưỡng. Ngoài những viên sủi cảo ra, trong mỗi bát còn có
mấy lát gan luộc thái mỏng, một miếng trứng luộc và mấy lát xá xíu thịt
thăn có đường viền hoa hiên màu hồng.
Để cho đỡ ngấy trước các thành phần giàu Protein, các loại rau theo
mùa như cải cúc hoặc cải ngọt được trần và lót dưới đáy bát. Nước dùng
cho món canh không đơn giản chỉ là nước xương hầm. Những con tôm khô và
sá sùng được nướng thơm lên rồi thả vào nồi canh. Hai thứ động vật
nhuyễn thể của biển này đã đem lại cho nồi canh thứ mùi thơm đặc trưng
quyến rũ cũng như vị ngọt tự nhiên chỉ có ở cửa hàng sủi cảo-mỳ vằn
thắn. Nước canh trong, ngọt vị xương, thơm mùi tôm nướng và không thể
thiếu vị lá hẹ tươi làm nên bát sủi cảo đầy hấp dẫn.
Chỉ cần thêm một chút mỳ trứng, món sủi cảo đã được biến tấu thành món
mỳ vằn thắn, đây là hai món thường được bán cùng nhau trong cùng một
quán ăn.
Ngày nay, để thích ứng với sự thay đổi về khẩu vị của người dân, các
nhà hàng còn chế biến thêm cho sủi cảo một cách thưởng thức nữa – đó là
sủi cảo rán. Sủi cảo rán không viên tròn mà chỉ đơn giản là miếng vỏ
bánh vuông gấp chéo có nhân bên trong
Từ ý thích của một số khách hàng, trong bát sủi cảo, bên cạnh những
viên sủi cảo truyền thống đã xuất hiện thêm miếng sủi cảo rán tự lúc
nào, chắc cũng không ai cần nhớ nữa. Người ta chỉ nhớ rằng sủi cảo – mỳ
vằn thắn là món ăn bổ dưỡng có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối hay bất kỳ
lúc nào nhớ đến nó.